Translate

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

VÀI NÉT VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI LÀNG TÀO



  Làng Tào Sơn ngày nay thuộc địa bàn hai xã Thanh Sơn và Thanh Thủy. Các phía Tây và phía Bắc làng phần lớn được bao bọc bởi hạ lưu sông Yên - ranh giới tự nhiên với huyện Nông Cống và huyện Quảng Xương; phía Đông giáp làng Nhật Tân (Thanh Thủy), Văn Phúc (Thanh Sơn), phía Nam giáp làng Phượng Áng (Thanh Sơn).
          Là vùng đất “sơn thủy hữu tình” với dãy núi Đồng Bàn, Nga My soi bóng xuống dòng sông Yên uốn khúc. Dù có địa thế cao trội so với các làng xung quanh nhưng địa hình cũng tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía Tây Bắc và đa dạng về đồng đất: đồng chiêm trồng lúa; đồng mầu trồng rau, khoai, lạc; đất bãi bồi nuôi trồng thuỷ sản; một diện tích bán sơn địa đáng kể trồng cây lâm nghiệp. 


          Làng Tào Sơn ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, sau khi Hoàng giáp, Thượng thư Lương Chí tổ chức tháp nhập các ấp nhỏ như ấp Loi, ấp Am, ấp Đồng Bàn, ấp Tào thành làng Tào, xã Tào Sơn. Trải qua gần 5 thế kỷ xây dựng, phắt triển, đến năm 1925, làng Tào do quy mô lớn, dân số đông, nên chia thành hai làng là Đông Tào và Tây Tào.  Đông Tào gồm các xóm: Gát Tiên, Đông Thượng, Đông Hạ, xóm Mới, xóm Cổng, xóm Gốm, Đông Thành (nay phần lớn thuộc địa bàn xã Thanh Thủy). Tây Tào gồm các xóm: xóm Bến, xóm Bèo, xóm Đình, xóm Chùa, xóm Đu, xóm Núi, xóm Cầu (nay chủ yếu thuộc địa phận xã Thanh Sơn).
          Từ xưa đến nay, Tào Sơn luôn được mệnh danh là vùng đất “sơn thanh, thủy tú” “địa linh, nhân kiệt”, con người cần kiệm, sáng tạo trong lao động sản xuất, thông minh, đỗ đạt trong học hành thi cử, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh phòng chống thiên tai, địch họa và có lối sống, lối ứng xử với nhau rất bình đẳng, dân chủ trên cơ sở đề cao thực học, thực tài, thực lực. Cư dân các dòng họ nơi đây, với 5 cửa họ lớn là Lê, Lương, Tống, Nguyễn, Hoàng, đã nối tiếp nhau xây dựng được nhiều giá trị văn hóa nổi bật và được cộng đồng dân cư các làng xã trong huyện, trong tỉnh công nhận, đề cao. Làng Tào có rất nhiều di tích thiên tạo và nhân tạo có giá trị, trong đó có 4 di tích ở làng được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh gắn với nhiều nhân kiệt tiêu biểu của các dòng tộc như Khai quốc công thần Lê Văn An, Hoàng giáp, Thượng thư Lương Chí và các tiến sỹ họ Lương, Tướng quân Nguyễn Duy Nịnh, Trấn đông tướng quân Lê Đình
          Ngự y Lương Khắc Gia (1880-1938) – một người con làng Tào, đã chấm phá bức tranh “Phong cảnh làng Tào” như sau:


Đẹp thay phong cảnh làng Tào
Sông dài và có núi cao một vùng
Lúa vàng như hạt ngọc trong
Bãi trầu xanh mướt lá trông mỡ màng
Rừng văn thơm phức mùi hương
Đàn cầm đưa những tiếng vàng thiết tha
Khoa danh kế thế bước ra
Giang sơn vẫn nở muôn hoa tuấn hào.

          Trên bề dày nền tảng truyền thống kinh tế, văn hóa, lịch sử, đất và người làng Tào từ bao đời đến nay luôn sản sinh, nuôi dưỡng nên nhiều nhân vật tài đức và chính họ lại góp phần làm rạng danh người và đất quê hương. Hoàng giáp Lương Chí và các tiến sỹ họ Lương: Lương Nghi, Lương Lâm là những nhân vật như vậy.

                                                                                     Người Họ Lương


Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

THƯ CÁM ƠN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THƯ CÁM ƠN
Kính gửi:
-         Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa;
-         Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành tỉnh Thanh Hóa;
-         Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Tĩnh Gia;
-         Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Thanh Sơn, Thanh Thủy;
-         Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;
-         Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thanh Hóa;
-         Đại diện họ Lương Việt Nam;
-         Quí Mạnh thường quân, Đại biểu khách quý;
-         Các thế hệ con trai, con gái, con dâu, con rể; các cháu nội, ngoại của dòng tộc cùng bà con nhân dân;
-         Các cơ quan báo đài đến đưa tin.
          Nhân dịp kỷ niệm 404 năm ngày mất của Hoàng giáp Lương Chí (23/10/1610-23/10/2014 âm lịch), dòng tộc họ Lương Tào Sơn (Thanh Sơn - Thanh Thủy) đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu, tôn tạo Đền thờ Hoàng giáp và các Tiến sĩ họ Lương. Họ Lương Tào Sơn rất vinh hạnh được đón tiếp quí vị đại biểu, các vị khách quý, bà con xa gần về tham dự và chung vui cùng dòng tộc, quê hương. Sự hiện diện quí vị đại biểu, khách quí và toàn thể bà con đã để lại trong lòng dòng tộc họ Lương Tào Sơn những tình cảm sâu sắc, tốt đẹp. 
Sự ghi nhận, biểu dương của các quý lãnh đạo các cấp, các vị đại biểu khách quý đối với Hoàng giáp Lương Chí và dòng tộc họ Lương là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn đối với các thế hệ con cháu của ông. Họ Lương Tào Sơn xin trân trọng cảm ơn quý vị về những đánh giá và những tình cảm tốt đẹp. Đây còn là niềm khích lệ, động viên cho họ Lương Tào Sơn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên đã dày công vun đắp, góp phần vào việc xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Đồng thời, ra sức gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của Di tích.

Ông Trương Bá Phúc - Bí thư Huyện ủy Tĩnh Gia dâng hương tại Đền thờ

     Dòng tộc họ Lương Tào Sơn xin được trân trọng cảm ơn: UBND Tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Tài chính, Ban Quản lý di tích và danh thắng, Ban Nghiên cứu biên soạn lịch sử Thanh Hóa; Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Tĩnh Gia, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Công thương, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện cùng các cơ quan, ban, ngành huyện Tĩnh Gia; Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ hai xã Thanh Thủy, Thanh Sơn; toàn thể quý vị đại biểu khách quý, các thế hệ con trai, con gái, con dâu, con rể, các cháu nội, ngoại của dòng tộc cùng bà con nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ, giúp đỡ cả về trí tuệ, công sức, tiền của, giúp hoàn thành sớm công trình tôn tạo Đền thờ Hoàng giáp Lương Chí và các Tiến sĩ, cũng như sắp xếp thời gian quý báu đến dự Lễ và chung vui cùng dòng tộc. Nhân dịp này, dòng tộc họ Lương xin ghi nhận công lao của Kiến trúc sư Nguyễn Văn Đăng cùng cộng sự đã giúp đỡ việc quy hoạch, thiết kế trùng tu, nâng cấp công trình văn hóa lịch sử có tuổi đời hơn 4 thế kỷ.          
            Với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, toàn thể dòng tộc kính thỉnh vong linh Hoàng giáp - Tham tụng - Thượng thư Lương Chí cùng vong linh tiên tổ phù hộ độ trì cho toàn thể quý vị đại biểu khách quý, bà con nhân dân, con cháu nội, ngoại và gia đình bình, an, khang, thái.             
Mặc dù đã cố gắng, nhưng trong quá trình chuẩn bị, tổ chức, đón tiếp sẽ không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Dòng tộc họ Lương Tào Sơn rất mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của quý vị.
Trước thềm năm mới 2015, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Liên lạc dòng họ Lương Việt Nam, đảng bộ, chính quyền các xã Thanh Thủy, Thanh Sơn…. cùng toàn thể quý vị đại biểu, các vị khách quý, bà con nhân dân, con cháu nội, ngoại sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Năm mới thắng lợi mới.
Trân trọng cảm ơn.
                                                  Ngày 16 tháng 12 năm 2014

                                                Ban trị sự họ Lương Tào Sơn

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌ LƯƠNG TÀO SƠN TỪ THẾ KỲ XV ĐẾN NĂM 2014




          Vào đầu thế kỷ XV, ông Lương Sơ thy Ng Phúc người giáp C Hoàng, thôn Trác Vĩnh (đến đời hu Lê đổi thành thôn Hi Triu, nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa) tham gia phong trào khi nghĩa Lam Sơn. Sau khi hoàn thành nhim v ông vào Tào Sơn, huyn Ngc Sơn ly v ri li đây làm ăn sinh sng, phát trin thành chi h Lương Tào Sơn.
          Ông Lương Sơ thy Ng Phúc là con trai th 2 ca ông Lương Tôn Hu (đời th 7), là em rut ca ông Lương Hay. Vn là dòng h hc hành khoa bng, nếp nhà trung hu, đời đời ni đức chăm ch làm ăn, mưu cu đại phúc.  Ngay t thi đó, cụ thủy t h ta đã quyết tâm vì nước xông pha, vì nhà gây dng. Bui ban đầu chí chưa thành, danh chưa toi t thy mình trí dài, tài ngn đang bui lon ly, chng vn đường trung thì cũng tròn đường hiếu. Ông quyết tâm vào Tào Sơn xây dng gia đình, lp quê hương mi bởi thy nơi đây có sơn thủy hữu tình, đất đai rng rãi, đồng rung phì nhiêu, du rng trước mt là gian lao nhưng tương lai sán ln.
          Theo Tộc ph chép thì chi h Tào Sơn ta có 4 đời độc đinh, đến đời th 5, ông Lương Phượng Tm ly bà Lê Thị Tng sinh được 3 người con trai là Lương Thừa, Lương Thải (Chí), Lương Lao (người con trưởng Lương Thừa mt sm). K t đây mi bt đầu phát đinh và  phát trin v hc hành, khoa bng. Cũng k t đây, chi h có s chuyn ngôi thy t (theo lut pháp lp t dĩ quí ca triu Lê). Đức Đại vương Lương Thi (Chí) được tôn lên làm thy t chi Tào Sơn. Ông Lương Lao được tôn lên làm thy t chi xóm Bèo (Tây Tào). 5 đời trước được tôn lên 5 bc t t. ông Lương Sơ thy Ng Phúc là thy t t kho, bà hiu T Hnh là thy t t t. Đây là trường hp đặc bit ch chi h Tào Sơn có Thy t tổ” và Thy tổ”.
          Như vậy, từ giữa thế kỷ XVI, dòng tộc họ Lương Tào Sơn đã có sự  phát triển có tính chất bước ngoặt về mọi mặt. Đến nay, tổng số đinh trong dòng tộc là trên 400 người, cư trú chủ yếu ở Đông Tàò, Tây Tào; một lượng lớn con cháu công tác và lập nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ… Ngoài ra, trước đó, vào cuối thế kỷ XVI, còn có một số hộ từ Tây Tào tái cư vể Hoằng Hóa để giữ mộ Tổ tại núi Kim Trà (núi Nghĩa Trang), lập nên chi họ Lương Hoằng Khánh và là quê hương của Tiến sỹ Lương Đạt đỗ đại khoa năm Đinh Sửu ( 1637).
          Cũng như cư dân nhiều dòng họ khác ở đất Tĩnh Gia, Thanh Hóa và trên mọi miền đất nước, các gia đình họ Lương ở Tào Sơn đều có truyền thống canh nông “dĩ nông vi bản”, nên dưới ách thống trị của phong kiến ròng rã mấy trăm năm, đời sống hết sức đói nghèo, cơ cực. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), trải qua hơn 6 thập kỷ sống dưới chế độ mới, đặc biệt kể từ ngày thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986) đến nay, đời sống của các tầng lớp nhân dân trong đó có các gia đình dòng họ Lương có sự phát triển vượt bậc: 100% hộ gia đình đã thoát nghèo; nhiều hộ trở nên khá giả, giàu có. Truyn thng t lc, t cường, t thân lp nghip, chăm ch làm ăn của tổ tiên đã được phát huy, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, góp phần tô đim quê hương ngày càng tươi đẹp, trù phú.
          Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, các gia đình, các thế hệ con cháu dòng tộc đều tự hào về truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng nên hết sức nỗ lực chăm lo việc học tập, rèn luyện. Từ bao đời, chăm học, học giỏi và thành đạt là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất của các gia đình trong dòng tộc. Nếu thời kỳ phong kiến họ Lương Tào Sơn có 4 người đỗ đại khoa là Hoàng giáp Lương Chí, các tiến sỹ Lương Nghi, Lương Lâm, Lương Đạt và 11 cử nhân, 11 tú tài; thì chỉ gần 70 năm dưới chế độ mới (1945-2014), dòng họ đã có 4 người đạt học vị tiến sỹ là Lương Khang, Lương Minh Tuân, Lương Thị Hồng Liên, Lương Minh Chung, 1 bác sỹ chuyên khoa II, hàng chục thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư đang công tác trên mọi miền Tổ quốc. Ngoài ra, còn có khoảng gần hai chục cháu là sinh viên đang nỗ lực học tập ở các giàng đường đại học.
          Cũng như cư dân các dòng họ khác, người họ Lương Tào Sơn không chỉ nổi tiếng ham học, ham làm, cần cù chịu khó, mà còn là những con người có khí chất cương trực đến nóng nảy, ghét cường quyền, yêu nước và yêu quê hương sâu sắc. Bởi vậy, cùng với các dòng tộc trong làng, ngoài xã, dòng họ trải bao đời đều nỗ lực đóng góp xây dựng bảo vệ quê hương, Tổ quốc giàu đẹp. Nếu các bậc tiên tổ như Lương Chí, Lương Nghi, Lương Lâm cùng với Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Bản nhãn Lương Đắc Bằng, Thượng thư Lương Hữu Khánh, có công lớn trong việc xây dựng và trung hưng triều Lê, thì vào đầu thế kỷ XX, một số con em dòng tộc với nhiều nỗ lực vượt bậc tích cực tham gia vào phong trào yêu nước và công cuộc đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu biểu là Ngự y Lương Khắc Gia (1880-1938). Ông không chỉ là thầy thuốc giỏi mà còn là một trong những người có công sáng lập nên Trường Sơ học Tào Sơn (1920). Đền thờ ông tại thôn Trúc Hóa xã Tượng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ông Lương Phụng Sồ là bậc lão thành  cách mạng; nguyên là học sinh Trường Quốc học Huế, thư ký của chí sỹ Phan Bội Châu; tham gia phong trào yêu nước bị địch bắt và bị tù đày cùng với các nhà cách mạng Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và nhiều nhân sĩ trí thức khác. Ông Lương Đức Dương là sỹ quan quân đội, từng hoạt động cách mạng tại Thái Lan, Lào thập kỷ 40 của thế kỷ XX.  Ông Lương Côi, nguyên là Ủy viên Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Tĩnh Gia (1945), phụ trách quân sự. Ông Lương Minh Châu, Đại tá, nguyên Cục trưởng Cục chính sách Bộ LĐTBXH, ông Lương Sang, nguyên Trưởng phòng của Tổng cục Thống kê đều là những người tham gia vào cuộc Tổng Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại huyện Tĩnh Gia.
          Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, các thế hệ con cháu trong dòng tộc tích cực tham gia xây dựng hậu phương vững mạnh, đóng góp tích cực sức người, sức của cho tiền tuyến. Nhiều thanh niên trong họ hăng hái tòng quân lên đường chiến đấu giành lại độc lập, tư do và thống nhất đất nước. Có nhiều người trong số đó đã vĩnh viễn không trở về quê hương với gia đình, anh em thân tộc.Tổng kết hai cuộc kháng chiến, nhiều gia đình, con em trong dòng tộc vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý. Có gia đình 5 người con và cháu đều là sĩ quan quân đội; có gia đình là tấm gương tiêu biểu của xã và huyện trong việc tham gia các phong trào ủng hộ kháng chiến. Cả họ có nhiều người tham gia quân đội, trong đó có 2 liệt sỹ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 6 liệt sỹ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo vê Tổ quốc (1976 đến nay) cùng nhiều thương binh các hạng.
          Như vậy, kể từ khi cụ Lương Sơ về định cư ở đất Tào Sơn đến nay đã trải qua 21 đời với thời gian gần 600 năm. Tuy là khoảng thời gian chưa dài trong dòng chảy lịch sử dân tộc, nhưng dòng họ đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Các thế hệ con cháu trong dòng tộc luôn nỗ lực lao động, học tập, công tác góp phần tạo dựng nên truyền thống tốt đẹp, vẻ vang, khẳng định vị thế  họ Lương Thanh Sơn-Thanh Thủy là dòng họ lớn, có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp, hướng tới tương lai tươi sáng, xây dựng dòng tộc đoàn kết, phát triển hơn nữa, xứng đáng với công lao mà tổ tiên đã dày công gây dựng là ý nguyện của con cháu hôm nay và mai sau.

(Nguồn họ Lương Tào Sơn)

LẦN VỀ DẤU XƯA

(Về thân thế, sự nghiệp của Hoàng giáp Lương Chí
và các Tiến sĩ Lương Nghi, Lương Lâm)



1. Hoàng giáp Lương Chí
          Cụ huý Thải, tự Chí, sinh vào giờ Bính Ngọ, ngày mùng 2 tháng 7 năm Nhâm Dần (1542) trong một gia đình nông dân nghèo. Thi niên thiếu, ông thông minh, ham hc, theo thy ra tn xã Lê Xá, huyn Gia Vin, tnh Ninh Bình để hc. Sau đó, ông li ra huyn Gia Phúc, tnh Hi Dương để hc vi Tiến sĩ Phm Khc Kim.
          Ông sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, sau đó nhà Lê ở vào thời kỳ Trung hưng, xây dựng cơ nghiệp tại Thanh Hóa nên chưa có điều kiện mở các khoa thi. Mãi đến khi ông 47 tuổi, nhà Lê mới mở khoa thi để chọn nhân tài ra giúp nước. Năm Quí Mùi (1583) ông thi đậu Cng sĩ loi ưu. Năm K Su (1589) vào thi Đình ông đậu Đệ nh giáp Tiến sĩ, Đệ nh danh (Hoàng giáp).
          Sau khi thi đậu, ông được b dng vào Hàn lâm hiu lí. Năm Quang Hưng th 16 (1593), giữ chức Đô tướng thái úy trưởng quc công phng nghinh thánh giá  tiến về Thủ đô Thăng Long, được Vua phong 2 cp: Hin cung đại phu, Sơn Nam x, Hiến sát s. Năm Quang Hưng th 19 (1596), do có công phng thánh giá Vua trở về thăm quê cũ-  Thang mc p” ở Thanh Hóa nên được vinh phong Hip mưu tá lí công thn, quang tiến thân lc đại phu, tước Văn thun nam.
          Năm Canh Tí (1600), ông được phong “Lễ Bộ Tả thị lang” (Thứ trưởng bộ Lễ), phụng sai “Bồi tụng” (Phó Tể tướng). Năm Tân Sửu (1601) được phong “Đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu”, Lại bộ Tả thị lang (Thứ trưởng bộ Lại), và được cử làm giám khảo thi Hương ở Nghệ An. Tháng 4 năm Quí Mão (1603), ông là khâm sai giám khảo thi Hương đạo Kinh Bắc và khâm sai khoa thi Hội tại Thăng Long. Năm Hoàng Định thứ 5, Ất Tị (1605), thăng Hộ Bộ Tả thị lang (Thứ trưởng bộ Hộ), nhập thị kinh diên. Đến tháng 12 cùng năm được thăng Hộ bộ Thượng thư (Bộ trưởng bộ Hộ), Tri kinh diên sự, tước Thuần lễ bá, khâm sai giám khảo thi Hương. Tháng 8 năm Hoàng Định thứ 8 (1608), do có công lĩnh được Thiên Triều ngân ấn, ông được vinh phong thêm chức Tham tụng (Tể tướng) kiêm “Quốc tử giám Tế tửu”. Năm Canh Tuất (1610) ông đang làm việc tại triều thì bị bệnh và qua đời vào giờ Dần, ngày 23 tháng 10, thọ 69 tuổi. Triu đình ban quan quách, đồ khâm lim, cp tut và 10 thuyn chiến, mt đội quân, 6 v quan h tng đưa linh cu theo đường thy v quê an táng.
          Trong hơn 20 năm làm quan, trải nhiều chức vị trọng yếu trong triều, Hoàng Giáp Lương Chí đã lập nhiều công lao góp phần trung hưng nhà Lê và giữ vững nền độc lập dân tộc. Ghi nhận công lao to lớn đó, sau khi ông qua đời, các triều đại phong kiến nước ta về sau tiếp tục truy phong ông nhiều tước hiệu cao quý. Ngày mùng 6 tháng 5 năm K T(1629), Đức Long nguyên niên, được truy phong Thái Bo Tào Qun Công. Ngày 26 tháng 7 năm Quý Mão (1783), niên hiu Cnh Hưng, truy phong Kinh văn vĩ quc dc vn phù t, din khánh thùy hưu, tá khánh ph quc, tích h khang dân Đại Vương. Đến triu Nguyn truy  phong: Thông chính cn khác, khoan đại đoan túc, dc bo trung hưng, trác vĩ Thượng đẳng thn.
          Mc dù khi đang làm quan ti triu, nm gi nhng chc trng quyn cao, bn rn trăm công nghìn vic nhưng ông vn quan tâm, lo lng đến quê hương đất t. Ông thy đây đất rng người thưa, có 4 làng xa nhau gm: làng Loi, làng Am, làng Đồng Bàn, làng Tào. Trong đó làng Tào nm khu Mã đội ly ngh trng tru, trng mía làm ngun sng chính, đời sng thp kém lc hu, mi mt khó khăn. Ông đứng ra vn động hp nht 4 làng thành mt, tp trung dân vào nơi trung độ và đặt tên là Tào Sơn xã, Tào thôn. M đường để dân đi li thun tin, lp đền để dân có nơi th cúng, làm đình để dân có nơi hi hp, m ch để dân có nơi trao đổi buôn bán. T chc lp hc ch Hán để con em có nơi hc hành nâng cao dân trí. Đặt hương l để da vào đó ràng buc ln nhau và gi gìn an ninh thôn xóm, un nn nếp sng đi vào thun phong m tc. Sau đó ông li gom dân lp thêm 2 làng mi: làng Văn Phúc phía Nam (nay thuộc Thanh Sơn) và làng Nhân M (còn gi là làng Thng Cnh hay làng May) nay thuc xã Tượng Văn, huyn Nông Cng. Hai làng mi lp nm vành đai phía ngoài nhm to thế gi gìn an ninh tm xa để bên trong được bình yên. Bốn làng hp nht, dân cư yên n nhưng đời sng vn còn khó khăn vì chưa có rung cy lúa 2 v. Năm niên hiu Hoàng Định th 2 (1602) ông được phng sai v Thanh Hóa nghiên cu, xem xét địa hình và t chc đắp cho Thanh Hóa mt con đê nm gia 3 huyn: Ngc Sơn, Nông Cng và Qung Xương t sông Chung chy ra cửa lch sông Yên (ch Hán ghi: Thượng t chung giang h chí hàn khu). Ông lĩnh 2 con voi  v dày đất đắp đê. Nhân thi cơ này ông t chc công trường đắp cho làng mt đon đê dài khong 3-4 km t đò Trp đến bến đò Giang Tiên. Khi đắp đê do bùn đất sình ly làm mt con voi b sa ly và cm mo chết. 
          Đức Thủy Tổ Đại Vương mất được 3 năm, đến năm Nhâm Tí (1612) có lệnh chỉ về làng cho lập đền thờ, nhưng cháu nội là tiến sĩ Lương Nghi nhận để con cháu trong họ đảm nhiệm để đỡ tốn kém cho dân, còn làng tổ chức thờ chung tại nghè thành một vị Thành Hoàng của làng.
          Ngày gi 23 tháng 10 (âm lịch) hàng năm t chc thành ngày đại l, tp trung tt c con cháu trong h và nhân dân đến d, mc đích để t lòng nh ơn ông v nhng công lao to ln đối vi nước, vi dân; Ly đó làm tm gương để giáo dc con cháu tu dưỡng hc tp. Trước ngày gi, sáng 22 nhân dân trong làng tp trung dn đường sch s để 12 gi trưa h khiêng kiu rước sc từ nghè làng v nhà th tế yết vào bui chiu. Ngày gi, làng Tào cm đồng (ngh sn xut) để nhân dân trong làng đến d l. Ba làng Tào Sơn (c Đông Tây Tào), Văn Phúc, Nhân M sm l vt: tru rượu, hương đăng đến nhà th tiến lễ.



Văn bia đền thờ Hoàng giáp Lương Chí và các Tiến sĩ Lương Nghi, Lương Lâm

          2. Tiến sĩ Lương Nghi
          Ông Lương Nghi sinh ngày 22 tháng 10 năm Giáp Dần (1614), là con trai đầu của ông Lương Yến, cháu nội ca đức thy t Đại Vương. Ông sinh ra đã có tướng mạo kỳ vĩ, khí chất thông minh. Năm 18 tuổi thi tứ trường đạt loại ưu, tiếp đó thụ nghiệp với Quốc lão Thượng thư Phạm Công Trứ người xã Liên Châu, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương.  Khoa Quí Mùi (1643), năm 30 tui, ông thi đậu Tiến sĩ.  Sau khi thi đậu, được b dng ra làm quan, gi chc Hàn Lâm hiu lý ri tri qua các chc Ni tán tham đồng, Tham tr Đông Các, Tham chính t Khanh, được Vua phong tước Tử” . Ông tho tiếng Tàu nên được c đi sứ, cùng s thn nhà Minh gii quyết nhiu vic cho ta. Được ha s người Tàu v cho mt bc chân dung trên nn la trng để lưu nim nhưng không may b ha hon cháy cùng vi các sách quý như: b Bích Ngc, sách thuc, sách địa lý Năm 70 tuổi ông v hưu ti quê nhà, được 11 năm thì mt, th 81 tui. Ông mt vào ngày 18 tháng 7 năm Giáp Tut (1694), đến ngày 24 tháng 3 năm t Mùi (1715) rước linh hài lên cát táng x Hc la núi Linh Sơn, ta Tí, hướng Ng
          Đối vi H:  Ông tiếp tc sáng lp bn tôn t đường (nhà th H) để th đức Thy T và các bc Tiên T; Mi ông Hòa Chính, thy Địa lí gii v phân kim định hướng đền Th. Năm Thnh Đức th 5 (1657), ông t b tin ra mua ca làng c mt phía Nam núi Linh Sơn, ri chn khu Hc La làm nghĩa trang ca dòng H để ct m ca t tiên. Ông nh ông Hòa Chính tìm huyt phân kim định hướng ri rước linh hài đức Thy T Đại Vương lên an táng (ngày 6 tháng 5 năm K Tị, 1689)
          Đối vi Làng: Ông tiếp tc t chc bi trúc con đê mà ông ni đắp trước đây (t đò Trp xung bến đò Giang Tiên). Đắp xong hoàn chnh ông sáng to ra ngũ 7 thước 5 ta (3m ngày nay) để làm chun chia rung cho dân. Phương pháp chia rung thành đạc dài cài nhau ta như đan nng, to thành nhiu trc phn (tc là phn đầu) để to li đi và hn chế vic chèn ln rung ca nhau, gây mt đoàn kết. Ông tiếp tc chnh đốn hương phong, xây dng thành bn Hương l đi đôi vi vic lp ra các t chc theo la tui như t 54 tui tr lên là ph lão, người cao tui nht trong gii lão gi là Th ch. Th ch được gii lão tôn trng và các gii khác trong làng phi tôn trng chung. T 37 đến 53 tui được gi chung là trm. Trong gii trm li phân ra làm 2: t 37 đến 50 tui được min mt s công vic nng nhc, t 51 đến 53 được gi là trm nhưng được min tt c phu phen tp dch ...
          Hương ước là th lut riêng ca làng, được rút kinh nghim t ông ni để li. Ông đã c th hóa thêm và ly đó làm cơ s để giáo dc cho mi người đi vào khuôn kh, xây dng nếp sng, thun phong mĩ tc, loi b nhng tp tc lc hu, nhng thói hư tt xu làm cho Tào Sơn văn minh tiến b, có tiếng là làng Văn Hiến ca đất Tĩnh Gia. 
          3. Tiến sĩ Lương Lâm  
          Ông húy Ngh, t Lâm, sinh gi t Hi ngày 22 tháng 2 năm K T (1689). Thi k m ông đang mang thai thường nm mng thy có ngôi sao chiếu vào ca s, sau sinh ra ông tính tình trm lng, thông minh, ham hc, đọc sách sut năm canh, lúc nào cũng cm quyn sách trong tay. Năm 1702, khoa Nhâm Ng, 14 tui đi thi đứng đầu x huyn, sau theo hc vi quan T mc Lê Cn Thanh Hoa ri tiếp tc đi th nghip vi Thám hoa Vũ Thành. Năm Vĩnh Thnh th 7, khoa Tân Mão (1711) thi đậu Cng sĩ. Khoa t Mùi (1715) thi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xut thân, đồng khoa với thy hc là Lê Cn. Khi đậu đa khoa cha m còn trường mnh nên c gia đình vô cùng phn khi. Ông được b dng làm giám sát ng s đạo Kinh Bc. Năm Nhâm Dn (1722) phng sai Đốc đồng x Hi Dương. Năm K Hi (1719) ông làm bn s C quc gia nguyên bn  được Vua ban xung thi hành. Năm Canh Tí (1720) Đốc đồng x Hi Dương hết 3 tháng, chuyn nhim đến tnh Lng Sơn gp Bc Triu để tra cu s vic ti biên gii 2 nước, ri li đến nhn chc Đốc đồng x Tuyên Quang. Đồng thi được thăng Sơn Nam Đạo giám sát ng s. Tái phng đến ca i 2 nước và được Vua y nhim lĩnh Thiên triu ngân n. Nhim v hoàn tt, tr v Thăng Long sau mt thi gian thì lâm bnh và qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm t T (1725).

     (Nguồn Họ Lương Tào Sơn)