(Về
thân thế, sự nghiệp của Hoàng giáp Lương Chí
và
các Tiến sĩ Lương Nghi, Lương Lâm)
1. Hoàng giáp Lương Chí
Cụ huý Thải, tự Chí, sinh vào giờ Bính
Ngọ, ngày mùng 2 tháng 7 năm Nhâm Dần (1542) trong một gia đình nông dân nghèo.
Thời niên thiếu, ông thông minh, ham học, theo
thầy ra tận xã Lê Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình để học. Sau đó, ông lại ra huyện
Gia Phúc, tỉnh Hải Dương để học với Tiến sĩ Phạm Khắc Kiệm.
Ông sinh ra trong thời buổi
loạn lạc, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, sau đó nhà Lê ở vào thời kỳ Trung hưng, xây
dựng cơ nghiệp tại Thanh Hóa nên chưa có điều kiện mở các khoa thi. Mãi đến khi
ông 47 tuổi, nhà Lê mới mở khoa thi để chọn nhân tài ra giúp nước. Năm Quí Mùi (1583) ông
thi đậu Cống sĩ loại
ưu. Năm Kỷ Sửu (1589) vào thi Đình ông đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ, Đệ nhị danh (Hoàng giáp).
Sau
khi thi đậu, ông được bổ dụng
vào Hàn lâm hiệu lí. Năm Quang Hưng thứ 16 (1593), giữ chức Đô tướng thái úy trưởng quốc
công phụng nghinh thánh giá tiến về Thủ đô Thăng Long, được
Vua phong 2 cấp: Hiển cung đại phu, Sơn
Nam
xứ, Hiến sát sứ. Năm Quang Hưng thứ 19 (1596), do có công phụng thánh giá Vua trở
về thăm quê cũ- “Thang mọc ấp” ở Thanh Hóa nên được vinh phong Hiệp mưu tá lí công thần, quang tiến
thân lộc đại phu, tước Văn thuần nam.
Năm Canh Tí (1600), ông được phong “Lễ
Bộ Tả thị lang” (Thứ trưởng bộ Lễ), phụng sai “Bồi tụng” (Phó Tể tướng). Năm
Tân Sửu (1601) được phong “Đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu”, Lại bộ Tả thị
lang (Thứ trưởng bộ Lại), và được cử làm giám khảo thi Hương ở Nghệ An. Tháng 4
năm Quí Mão (1603), ông là khâm sai giám khảo thi Hương đạo Kinh Bắc và khâm
sai khoa thi Hội tại Thăng Long. Năm Hoàng Định thứ 5, Ất Tị (1605), thăng Hộ
Bộ Tả thị lang (Thứ trưởng bộ Hộ), nhập thị kinh diên. Đến tháng 12 cùng năm
được thăng Hộ bộ Thượng thư (Bộ trưởng bộ Hộ), Tri kinh diên sự, tước Thuần lễ
bá, khâm sai giám khảo thi Hương. Tháng 8 năm Hoàng Định thứ 8 (1608), do có
công lĩnh được Thiên Triều ngân ấn, ông được vinh phong thêm chức Tham tụng (Tể
tướng) kiêm “Quốc tử giám Tế tửu”. Năm Canh Tuất (1610) ông đang làm việc tại
triều thì bị bệnh và qua đời vào giờ Dần, ngày 23 tháng 10, thọ 69 tuổi. Triều đình ban quan quách, đồ khâm liệm, cấp tuất
và 10 thuyền chiến, một đội quân, 6 vị quan hộ
tống đưa linh cửu theo đường
thủy về quê an táng.
Trong hơn 20 năm làm quan,
trải nhiều chức vị trọng yếu trong triều, Hoàng Giáp Lương Chí đã lập nhiều
công lao góp phần trung hưng nhà Lê và giữ vững nền độc lập dân tộc. Ghi nhận
công lao to lớn đó, sau khi ông qua đời, các triều đại phong kiến nước ta về
sau tiếp tục truy phong ông nhiều tước hiệu cao quý. Ngày mùng 6 tháng 5 năm Kỷ Tỵ (1629), Đức
Long nguyên niên, được
truy phong “Thái Bảo Tào Quận Công”. Ngày 26 tháng 7 năm
Quý Mão (1783), niên hiệu
Cảnh Hưng, truy phong “Kinh văn vĩ quốc dực
vận phù tộ, diễn khánh thùy hưu, tá khánh phụ quốc, tích hổ khang dân Đại Vương”. Đến triều Nguyễn truy phong: “Thông chính cẩn
khác, khoan đại đoan túc, dực bảo
trung hưng, trác vĩ Thượng đẳng thần”.
Mặc dù khi đang làm quan tại triều, nắm giữ những
chức trọng quyền cao, bận rộn trăm công nghìn việc nhưng ông vẫn quan tâm, lo lắng đến quê hương đất tổ. Ông thấy ở đây đất rộng người thưa, có 4 làng
ở xa nhau gồm: làng Loi, làng Am, làng Đồng Bàn, làng Tào. Trong đó làng
Tào nằm ở khu Mã đội lấy nghề trồng trầu, trồng mía làm nguồn sống chính, đời
sống thấp kém lạc hậu,
mọi mặt khó khăn. Ông đứng ra vận động hợp nhất 4 làng
thành một, tập trung dân vào nơi trung độ và đặt tên là Tào Sơn xã, Tào thôn. Mở đường để dân đi lại thuận tiện, lập đền để dân có nơi thờ cúng, làm đình
để dân có nơi hội họp, mở chợ để dân có nơi trao đổi
buôn bán. Tổ chức lớp học chữ
Hán để con em có nơi học hành nâng cao dân trí. Đặt hương lệ để dựa vào đó ràng
buộc lẫn nhau và giữ gìn an ninh thôn xóm,
uốn nắn nếp sống đi vào thuần phong mỹ tục. Sau đó ông lại gom dân lập thêm 2 làng mới: làng Văn Phúc ở phía Nam (nay thuộc Thanh
Sơn) và làng Nhân Mỹ (còn gọi là làng Thắng Cảnh hay làng May) nay thuộc xã Tượng
Văn, huyện Nông Cống. Hai làng mới lập nằm ở vành đai phía ngoài nhằm tạo thế
giữ gìn an ninh tầm xa để bên trong được bình yên. Bốn làng hợp nhất, dân cư yên ổn
nhưng đời
sống vẫn còn khó khăn vì chưa có ruộng cấy lúa 2 vụ. Năm niên hiệu Hoàng Định
thứ 2 (1602) ông được phụng sai về Thanh Hóa nghiên cứu, xem xét địa hình và
tổ chức đắp cho Thanh Hóa một con đê nằm giữa 3 huyện: Ngọc Sơn, Nông Cống và
Quảng Xương từ sông Chuồng chạy ra cửa lạch sông Yên (chữ Hán ghi: Thượng tự chung giang hạ chí hàn
khẩu). Ông lĩnh 2 con voi về dày đất đắp đê.
Nhân thời cơ này ông tổ chức công trường đắp cho làng một đoạn đê dài khoảng
3-4 km từ đò Trạp đến bến đò Giang Tiên. Khi đắp đê do bùn đất sình lầy làm
một con voi bị sa lầy và cảm mạo chết.
Đức Thủy Tổ Đại Vương mất
được 3 năm, đến năm Nhâm Tí (1612) có lệnh chỉ về làng cho lập đền thờ, nhưng
cháu nội là tiến sĩ Lương Nghi nhận để con cháu trong họ đảm nhiệm để đỡ tốn
kém cho dân, còn làng tổ chức thờ chung tại nghè thành một vị Thành Hoàng của
làng.
Ngày giỗ 23 tháng 10 (âm lịch)
hàng năm tổ chức thành ngày
đại lễ, tập trung tất cả con cháu trong họ và nhân dân đến dự, mục đích để tỏ
lòng nhớ ơn ông về những công lao to lớn đối với nước, với dân; Lấy đó làm tấm gương
để giáo dục con cháu tu dưỡng học tập. Trước
ngày giỗ, sáng 22 nhân dân trong làng tập trung dọn đường sạch sẽ để 12 giờ trưa họ khiêng kiệu rước sắc từ nghè làng về
nhà thờ tế yết vào buổi chiều. Ngày giỗ, làng Tào cấm đồng (nghỉ sản xuất) để
nhân dân trong làng đến dự lễ. Ba làng Tào Sơn (cả Đông – Tây Tào),
Văn Phúc, Nhân Mỹ sắm lễ vật: trầu rượu, hương đăng đến nhà thờ tiến lễ.
Văn bia đền thờ Hoàng giáp Lương Chí và các Tiến sĩ Lương Nghi, Lương Lâm
2. Tiến sĩ
Lương Nghi
Ông
Lương Nghi sinh ngày 22 tháng 10 năm Giáp Dần (1614), là con trai đầu của
ông Lương Yến, cháu nội của đức
thủy tổ Đại Vương. Ông sinh ra đã có tướng mạo kỳ vĩ, khí chất thông
minh. Năm
18 tuổi thi tứ trường đạt loại ưu, tiếp đó thụ nghiệp với Quốc lão Thượng thư
Phạm Công Trứ người xã Liên Châu, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Khoa Quí Mùi
(1643), năm 30 tuổi, ông thi đậu
Tiến sĩ. Sau khi thi đậu,
được
bổ dụng ra làm quan, giữ
chức Hàn Lâm hiệu lý rồi
trải qua các chức Nội tán tham đồng,
Tham trị Đông Các, Tham chính tự
Khanh, được Vua phong tước “Tử” .
Ông thạo tiếng Tàu nên được cử đi sứ, cùng sứ
thần nhà Minh giải quyết
nhiều việc cho ta. Được họa sỹ
người Tàu vẽ cho một
bức chân dung trên nền lụa trắng
để
lưu niệm nhưng không may bị hỏa
hoạn cháy cùng với các sách quý như: bộ Bích Ngọc, sách thuốc,
sách địa lý …Năm 70 tuổi ông về hưu tại quê nhà, được 11 năm thì mất,
thọ 81 tuổi. Ông mất vào ngày 18 tháng 7 năm Giáp Tuất (1694), đến ngày 24 tháng 3 năm Ất Mùi (1715) rước linh hài lên cát táng ở xứ Học
lửa núi Linh Sơn, tọa
Tí, hướng Ngọ
Đối với Họ: Ông tiếp tục
sáng lập bản tôn từ đường (nhà thờ Họ) để
thờ đức Thủy Tổ và các bậc Tiên Tổ;
Mời ông Hòa Chính, thầy Địa lí giỏi
về phân kim định hướng đền Thờ. Năm Thịnh Đức
thứ 5 (1657), ông tự bỏ
tiền ra mua của làng cả mặt phía Nam núi Linh Sơn, rồi chọn
khu Học Lửa làm nghĩa trang của dòng Họ để
cất mộ của tổ tiên. Ông nhờ ông Hòa Chính tìm huyệt
phân kim định hướng rồi rước linh hài đức
Thủy Tổ Đại Vương lên an táng (ngày 6 tháng 5 năm Kỷ Tị,
1689)
Đối với Làng: Ông tiếp tục tổ
chức bồi trúc con đê mà ông nội đắp
trước đây (từ đò Trạp xuống
bến đò Giang Tiên). Đắp
xong hoàn chỉnh ông sáng tạo
ra ngũ 7 thước 5 ta (3m ngày nay) để làm chuẩn chia ruộng
cho dân. Phương pháp chia ruộng
thành đạc dài cài nhau tựa như đan nống, tạo
thành nhiều trốc
phần (tức là phần đầu)
để
tạo lối đi và hạn chế việc
chèn lấn ruộng của nhau, gây mất đoàn kết. Ông tiếp
tục chỉnh đốn hương phong, xây dựng
thành bản Hương lệ đi đôi với
việc lập ra các tổ chức theo lứa
tuổi như từ 54 tuổi
trở lên là phụ
lão, người cao tuổi nhất trong giới
lão gọi là Thủ chỉ.
Thủ chỉ được giới lão tôn trọng và các giới khác trong làng phải
tôn trọng chung. Từ 37 đến 53 tuổi được
gọi chung là trầm. Trong giới
trầm lại phân ra làm 2: từ
37 đến 50 tuổi được miễn
một số công việc nặng nhọc,
từ 51 đến 53 được gọi là trầm nhưng được miễn
tất cả phu phen tạp dịch ...
Hương ước là thứ luật
riêng của làng, được rút kinh nghiệm
từ ông nội để lại.
Ông đã cụ thể
hóa thêm và lấy đó làm cơ sở để
giáo dục cho mọi người đi vào khuôn khổ, xây dựng nếp
sống, thuần phong mĩ tục, loại bỏ
những tập tục lạc hậu, những thói hư tật
xấu làm cho Tào Sơn văn minh tiến bộ,
có tiếng là làng Văn Hiến
của đất Tĩnh Gia.
3. Tiến sĩ Lương Lâm
Ông húy Nghị,
tự Lâm, sinh giờ Ất Hợi
ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Tị
(1689). Thời kỳ mẹ ông đang mang thai thường
nằm mộng thấy có ngôi sao chiếu vào cửa sổ, sau sinh ra ông tính
tình trầm lặng, thông minh, ham học, đọc sách suốt
năm canh, lúc nào cũng cầm quyển sách trong tay. Năm 1702, khoa Nhâm Ngọ,
14 tuổi đi thi đứng đầu xứ
huyện, sau theo học với quan Tả mạc
Lê Cận ở Thanh Hoa rồi tiếp tục đi thụ nghiệp
với Thám hoa Vũ Thành. Năm Vĩnh Thịnh
thứ 7, khoa Tân Mão (1711) thi đậu Cống
sĩ. Khoa Ất Mùi (1715) thi đậu
Đệ
tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, đồng khoa với thầy học là Lê Cận. Khi đậu
đaị khoa cha mẹ
còn trường mạnh nên cả gia đình vô cùng phấn khởi. Ông được
bổ dụng làm giám sát ngự sử đạo
Kinh Bắc. Năm Nhâm Dần (1722) phụng
sai Đốc đồng xứ Hải Dương. Năm Kỷ Hợi (1719) ông làm bản sớ “Cố quốc
gia nguyên bản” được
Vua ban xuống thi hành. Năm Canh Tí (1720) Đốc
đồng
xứ Hải Dương hết 3 tháng, chuyển
nhiệm đến tỉnh Lạng Sơn gặp Bắc
Triều để tra cứu sự việc
tại biên giới 2 nước, rồi
lại đến nhận chức Đốc đồng xứ Tuyên Quang. Đồng thời được
thăng Sơn
Nam
Đạo
giám sát ngự sử. Tái phụng đến cửa ải
2 nước và được Vua ủy
nhiệm lĩnh Thiên triều ngân ấn.
Nhiệm vụ hoàn tất, trở về
Thăng Long sau một
thời gian thì lâm bệnh và qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm Ất Tị
(1725).
(Nguồn
Họ Lương Tào Sơn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét